Ứng dụng mô hình SERQUAL trong đánh giá chất lượng đào tạo  trực tuyến trong các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Trần Hoàng Cẩm Tú

Abstract

Trước bối cảnh toàn cầu hóa và quốc tế hóa giáo dục, các ràng buộc về không gian và
thời gian từng bước được gỡ bỏ bằng những lợi thế từ việc tăng cường ứng dụng các
hoạt động học tập điện tử (e-learning) trong các tổ chức giáo dục. Bên cạnh những lợi
ích mà e-learning đem lại, việc triển khai hình thức học tập điện tử này cũng có những
bất lợi nhất định. Do vậy, việc đo lường chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ như vậy
ngày càng có tầm quan trọng để tiếp tục cải tiến, từ đó có thể gia tăng giá trị, hiệu quả.
Thông qua phân tích yếu tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA) từ
dữ liệu khảo sát 539 sinh viên, 5 thang đo trong mô hình SERQUAL đã được điều
chỉnh và gộp thành 2 thang đo mới, bao gồm “tính hữu hình” và “tính vô hình”. Bên
cạnh cung cấp cho các trường đại học những yếu tố có thể cải thiện để đáp ứng kì vọng
của sinh viên. Đây là nền tảng để các trường tiếp tục nghiên cứu và phát triển thành bộ
tiêu chí hoàn thiện để đánh giá chất lượng đào tạo trực tuyến một cách toàn diện hơn.
®2022 Journal of Science and Technology - NTTU

Article Details

Section
Articles