Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết cây Dây cóc (Tinospora crispa (L.) Hook. f. & Thomson) từ các phân đoạn

Main Article Content

Nguyễn Tường Vân
Đặng Nguyễn Thanh Hiền
Huỳnh Duy Quang
Tô Phượng Trinh

Abstract

Dây cóc (Tinospora crispa (L.) Hook. f. & Thomson), họ Tiết dê (Menispermaceae), còn gọi là Cây kí ninh, Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá tác dụng sinh học của cao toàn phần Dây cóc: kháng viêm, chống oxi hóa, điều hòa miễn dịch, giải độc tế bào, kháng sốt rét, bảo vệ tim mạch, và chữa tiểu đường. Tuy nhiên, hầu như chưa có nghiên cứu xác định thành phần hóa học cụ thể có tác dụng kháng khuẩn của dịch chiết Dây cóc. Tác giả tiến hành tách phân đoạn bằng các dung môi có độ phân cực tăng dần, lắc với nước acid và kiềm hóa để chiết alkaloid, thu được 7 phân đoạn lần lượt là PĐ-hex, PĐ-K, PĐ-Cf2, PĐ-Cf1, PĐ-EtOAc, PĐ-BuOH và PĐ-N. Bằng phương pháp đĩa thạch khuếch tán, thử hoạt tính kháng khuẩn của 7 phân đoạn này trên 3 chủng vi khuẩn gram âm và 3 chủng gram dương. Kết quả cho thấy Dây cóc có hoạt tính kháng lại vi khuẩn gram dương và không kháng lại gram âm. Các chất có hoạt tính này phân bố ở tất cả các phân đoạn, trừ phân đoạn PĐ-K, chứa alkaloid có tính kiềm mạnh và tan trong nước. Điều đặc biệt là các alkaloid có tính kiềm yếu trong PĐ-Cf2 kháng khuẩn mạnh hơn các alkaloid có tính kiềm mạnh trong PĐ-K.

Article Details

Section
Articles