Hiện trạng dịch bệnh ở cá điêu hồng (Oreochromis sp.) nuôi lồng bè tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đầu năm 2024 khi bị xâm nhập mặn

Main Article Content

Phan Ngọc Duyên
Lê Thị Hồng Trang

Abstract

Nghiên cứu đã ghi nhận, độ mặn trung bình tại các vùng nước nuôi cá là 4,7 (g/L). Một số bệnh thường gặp trên cá điêu hồng trong mùa xâm nhập mặn là xuất huyết, lồi mắt, nổ mắt, phù đầu, trắng mang, vàng da, trắng mình mất nhớt và miệng đỏ. Có 3 nhóm biện pháp để phòng bệnh cho cá gồm: cho ăn kháng sinh (71 %); xổ ký sinh trùng (82 %); và bổ sung vào thức ăn vitamin, chất kích thích miễn dịch, probiotics, enzymes tiêu hoá để cá chống chịu tốt hơn với sự thay đổi môi trường nước (94 %). Bệnh xuất hiện với tỷ lệ cao nhất là bệnh lồi mắt (100 %) và xuất huyết (100 %). Có 5 sản phẩm thuốc (amoxicillin, enrofloxacin, albendazole, xổ ký sinh trùng và thuốc tím) được sử dụng để điều trị bệnh cá điêu hồng lồng bè. Thuốc hóa chất được các hộ nuôi sử dụng khi cá bệnh lồi mắt là thuốc xổ, amoxicillin, enrofloxacin với tỉ lệ 68 %; bệnh xuất huyết điều trị bằng amoxicillin, enofloxacin với tỉ lệ 67,8 %. Kết quả cho thấy, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đáng kể lên tỷ lệ cá nhiễm bệnh, hiệu quả điều trị bệnh cho cá có tương quan thuận có ý nghĩa với kinh nghiệm nuôi, quá trình phòng bệnh và tương quan nghịch với độ mặn trong môi trường nước.

Article Details

Section
Articles