Khảo sát tác động kháng viêm của một số hợp chất terpenoid phân lập từ cây Ngải cứu (Artemisia vulgaris Asteraceae)

Main Article Content

Võ Thị Thu Hà

Abstract

Mở đầu: Ở Việt Nam, Ngải cứu (Artemisia vulgaris – Asteraceae) là một dược liệu có vị đắng và thơm được sử dụng trong y học cổ truyền từ thời cổ đại. Tuy nhiên, những nghiên cứu về Ngải cứu vẫn còn rất hạn chế. Chính vì vậy, đề tài tiến hành khảo sát tác động kháng viêm của một số hợp chất terpenoid phân lập từ cây ngải cứu: NC11 (Dehydromatricarin), NC12 (Moxartenolid), NC16 (Santamarin) nhằm góp phần tạo nguồn nguyên liệu mới từ tự nhiên có tác động trị liệu tốt và ít tác dụng phụ.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng: NC11, NC12, NC16 được chiết xuất từ cây Ngải cứu. Phương pháp: Tác động kháng viêm được khảo sát theo mô hình gây phù chân chuột bằng carrageenan 1%. Thể tích chân chuột được đo trước khi gây viêm, ba giờ sau khi gây viêm xác định lại độ phù. Lô chứng uống nước cất, lô thử nghiệm uống NC11, NC12, NC16 và lô đối chứng uống diclofenac 5mg/kg, theo dõi độ phù trong 6 ngày thử nghiệm.


Kết quả - thảo luận: Các chất khảo sát đều chứng tỏ có tác động kháng viêm. Hiệu quả kháng viêm của hợp chất Moxartenolid và Santamarin thể hiện tác động tương đương nhau và mạnh hơn Dehydromatricarin ở liều 5mg/kg .   


Kết luận: Đề tài đã khảo sát được hiệu quả kháng viêm của nhóm hợp chất terpenoid phân lập từ cây Ngải cứu. Kết quả chứng tỏ ngải cứu là cây thuốc có tiềm năng cao để điều trị các bệnh về viêm.

Article Details

Section
Articles