Khảo sát tình hình điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày - tá tràng tại Khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Main Article Content
Abstract
Xuất huyết tiêu hóa là một vấn đề phổ biến trong các trường hợp khẩn cấp khoa nội tiêu hóa và cũng là nguyên nhân đáng kể dẫn đến tử vong (10 %). Khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Nhân dân Gia Định là đơn vị chuyên thực hiện nhiệm vụ tầm soát, chẩn đoán, điều trị các bệnh lí thuốc chuyên khoa nội tiêu hóa – gan mật, tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng. Song, tình hình sử dụng các phương pháp điều trị và đánh giá hiệu quả chưa được nhiều tác giả quan tâm. Do đó đề tài tiến hành khảo sát tình hình điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng tại bệnh viện, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của thuốc ức chế bơm proton (PPI) bằng phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả thu được trên 122 bệnh nhân mắc bệnh có độ tuổi trung bình 55,63 ± 19,30, Forrest IIa chiếm nhiều nhất (31,97 %). Có 18,03 % bệnh nhân được cho thở oxi, 46,72 % bệnh nhân được truyền máu, nội soi cầm máu được áp dụng cho 44,26 % bệnh nhân, 100 % bệnh nhân được áp dụng bồi hoàn thể tích và dùng PPI. Nhóm PPI được sử dụng với 2 hoạt chất esomeprazol và pantoprazol, 97,54 % đường tiêm PPI được chỉ định cấp cứu, liều trung bình esomeprazol được sử dụng là (83,81 ± 24,39) mg/24 giờ và pantoprazol (88,73 ± 33,85) mg/24 giờ. 97,54 % bệnh nhân dùng tiêm tĩnh mạch cấp cứu, sau 72 giờ chuyển sang đường uống với 1 viên/ngày hoặc 2 viên/ngày. Hầu hết tất cả bệnh nhân điều trị theo đúng phác đồ điều trị Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng và cho kết quả điều trị đáng kể.