Nghiên cứu bước đầu về môi trường sống của Cà cuống (Lethocerus indicus) trong điều kiện thí nghiệm
Main Article Content
Abstract
Nghiên cứu giới thiệu bước đầu về mô hình thiết kế nuôi Cà cuống Lethocerus indicus trong phòng thí nghiệm tại khu vực miền Nam. Đây là loài côn trùng quý hiếm do môi trường sống tự nhiên hiện nay của nó ngày càng bị thu hẹp. Bước đầu đã thu được các dẫn liệu khoa học về điều kiện nuôi dưỡng Cà cuống trong phòng thí nghiệm. Bể kiếng kích thước (200 × 50 × 60) cm, mực nước (20-30) cm được sử dụng để nuôi thả Cà cuống, trong khi bể nhựa (60 × 40 × 30) cm, mực nước (20-30) cm được dùng để ấp trứng và ấu trùng mới nở. Ổ trứng có màu nâu vàng cho tỉ lệ nở cao hơn khi so với các ổ có màu nâu trắng và nâu tím (> 90 %). Với mật độ nuôi thả 20 con/bể/mẻ và thức ăn là cá chép mồi thì tỷ lệ sống của Cà cuống là 10,73 %. Hàm lượng dinh dưỡng của tinh dầu Cà cuống gồm protein (0,73 %) và chất béo tổng (0,12 %). Đây là cơ sở khoa học quan trọng, góp phần gây nuôi và bảo tồn loài Cà cuống quý hiếm có tên trong Sách Đỏ của Việt Nam.