Hiện trạng kỹ thuật và quản lý chất thải trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh ở tỉnh Trà Vinh

Main Article Content

Lê Quốc Phong

Abstract

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9/2021 đến tháng 2/2022 thông qua phỏng vấn 40 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở tỉnh Trà Vinh nhằm đánh giá các khía cạnh kỹ thuật và hiện trạng quản lý chất thải ao nuôi tôm. Kết quả khảo sát cho thấy diện tích nuôi trung bình 0,80 ha/hộ, diện tích ao nuôi 0,19 ha/ao. Mật độ thả nuôi trung bình 195,3 con/m2. Sau thời gian nuôi 81,5 ngày/vụ, tôm đạt tỷ lệ sống 76,1 %, hệ số thức ăn 1,18 và năng suất 26,9 tấn/ha/vụ. Phân tích hồi quy cho thấy năng suất nuôi có mối tương quan chặt chẽ với mật độ, tỷ lệ sống; và tương quan nghịch với kích cỡ tôm thu hoạch, diện tích ao nuôi (R2 = 0,89). Bên cạnh đó, số hộ nuôi không xử lý nước thải và bùn thải trước khi thải ra ngoài môi trường chiếm tỷ lệ rất cao, lần lượt là 18/40 hộ (chiếm 45,0 %) và 27/40 hộ (chiếm 67,5 %). Ngoài ra, nghiên cứu cũng xác định một số khó khăn trong xử lý chất thải mà người nuôi tôm ở tỉnh Trà Vinh đang gặp phải như tốn nhiều chi phí khi xử lý chất thải, diện tích của nông hộ nuôi nhỏ và nhận thức của người nuôi về xử lý chất thải còn hạn chế. Qua đó, người nuôi cần quan tâm nhiều đến việc xử lý chất thải để phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở tỉnh Trà Vinh.

Article Details

Section
Articles