Khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh và tổ hợp ánh sáng đỏ-xanh lên quá trình diệt khuẩn bằng tia UVC
Main Article Content
Abstract
Bức xạ cực tím (ultraviolet, UV), đặc biệt là bức xạ UVC (200-280) nm có tác dụng diệt khuẩn nổi bật vì trực tiếp tác động phá hủy cấu trúc DNA của vi sinh vật. Tuy nhiên, UVC không chỉ tác động đến tế bào vi sinh vật mà còn gây tổn thương đến tế bào người và các động vật khác khi tiếp xúc. Để tìm ra biện pháp giảm liều chiếu UVC nhằm hạn chế tác hại của nó, nhóm nghiên cứu đã khảo sát tác động ánh sáng LED xanh (460 nm), ánh sáng LED đỏ (630 nm) và ánh sáng tổ hợp đỏ-xanh lên quá trình diệt khuẩn bằng ánh sáng LED UVC (253 nm) với việc xử lí vi khuẩn bằng ánh sáng LED xanh hoặc đỏ hoặc ánh sáng tổ hợp đỏ-xanh, sau đó tiếp tục xử lí vi khuẩn bằng tia UVC. Nghiên cứu cho thấy vi khuẩn Staphylococcus aureus nhạy cảm với tia UVC hơn Escherichia coli. Xử lí vi khuẩn trong dung dịch nước muối sinh lí, ánh sáng tổ hợp đỏ-xanh có khả năng tăng cường hiệu quả của tia UVC đối với S. aureus, nhưng không có hiệu quả đối với E. coli. Xử lí vi khuẩn trên mặt thạch, ánh sáng tổ hợp đỏ-xanh có khả năng làm tăng hiệu quả diệt khuẩn của tia UVC trên 2 chủng vi khuẩn khảo sát, trong khi xử lí với ánh sáng xanh và UVC chỉ có hiệu quả với S. aureus.
® 2022 Journal of Science and Technology - NTTU